Sơ lược Chữ_Hán

Những quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của chữ Hán:
Xanh lục đậm: Chữ Hán phồn thể được dùng chính thức ( Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông)
Xanh lục: Chữ Hán giản thể được dùng chính thức nhưng chữ Hán phồn thể vẫn thông dụng ( Singapore, Malaysia)
Xanh lá mạ: Chữ Hán giản thể được dùng chính thức ( Trung Quốc)
Xanh lục nhạt: Chữ Hán được dùng song song với hệ chữ viết khác trong cùng ngôn ngữ ( Hàn Quốc, Nhật Bản)
Vàng: Trước đây chữ Hán từng được dùng chính thức nhưng nay không được dùng nữa ( Mông Cổ, Triều Tiên, Việt Nam)

Truyền thuyết cho rằng Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thực nữa. Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.[cần dẫn nguồn]

Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn như:

  • Muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日 (nhật);
  • Muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ (Ai Cập vẽ ), sau thành chữ 月 (nguyệt);
  • Muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ , sau thành chữ 川 (xuyên);
  • Muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ , sau thành chữ 田 (điền);
  • Muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ , sau thành chữ 木 (mộc);
  • Muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ , sau thành chữ 口 (khẩu).

Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như

  • -nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày;
  • -nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách này để chỉ tháng: vẽ một Mặt Trăng, nhưng thêm một ngôi sao: .

Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như

chỉ cái miệng, nhưng miệng người Ai Cập thời xưa đọc là ra (hay re), cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re). Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình

không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r. Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh - cũng gọi là ký âm - như các chữ của phương Tây: Hy Lạp, La Mã,...

Chữ Trung Hoa, trái lại, dừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú... Tóm lại, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dù có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy và chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần - một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý. Như chữ thành (城) bao gồm thổ (土) là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chữ_Hán http://home.thuhoavn.com/?tag=thu-phap-chu-han http://www.trangnhahoaihuong.com/phpWebSite/index.... http://vdict.com http://nguyentl.free.fr/html/sujet_thu_phap_1_vn.h... http://www.asinah.net/china/vietnamese.html http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-giao-duc-... http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/de-an-ngoai-... http://web.archive.org/web/20160306143444/http://w... http://web.archive.org/web/20161005072333/http://w... http://web.archive.org/web/20170301000000*/https:/...